Trang chủ > Xử lý nước thải > Xử lý nước thải khu công nghiệp

Xử lý nước thải khu công nghiệp


Hình 1: Song chắn rác tự động


Hình 2:
Hố thu


Hình 3:
Bể tách dầu - mỡ


Hình 4:
Bể điều hoà  với ống thổi khí đục lỗ


Hình 5: Bể keo tụ


Hình 6: Bể tạo bông


Hình 7: Bể lắng 1


Hình 8: Bể sinh học hiếu khí AFBR với
giá thể cố định

Hình 9: Bể sinh học thiếu khí ( Anocxic)
với thiết bị khuấy chìm

Hình 10: Bể lắng sinh học


Hình 11: Bể trung  gian


Hình 12: Bể lọc áp lực


Hình 13: Bể khử trùng


Hình 14: Chất lượng nước đầu ra đạt QCVN
40/2011- BTNMT - cột A

Hình 15: Máy thổi khí , cung cấp oxy
cho bể sinh học

Hình 16: Máy bơm nhúng chìm  phục vụ cho
hệ thống xử lí

Hình 17: Cụm hoá chất


Hình 18: Tủ điện chính điều khiển thiết bị

+ Xử lí nước thải tập trung khu công nghiệp

Giới thiệu chung về khu công nghiệp và tác động của khu công nghiệp đến môi trường

Khái niệm “khu công nghiệp” (KCN) xuất hiện trong các nước công nghiệp hoá từ cuối thế kỷ 19, như một công cụ để xúc tiến, lập kế hoạch và quản lý sự phát triển công nghiệp, từ những năm 70, số lượng các KCN tăng lên nhanh chóng ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt trong các nước công nghiệp hoá, với tốc độ cao. Đến năm 1996, trong thế giới có khoảng 12000 KCN.

Ở Việt Nam, theo số liệu thống kê, tính đến giữa năm 2006, Việt Nam đã có hơn 135 KCN được cấp phép hoạt động (chưa tính hàng trăm cụm công nghiệp nhỏ và vừa khác). Con số 135 chưa dừng lại, vì hiện tại vẫn có nhiều hồ sơ xin phép mở KCN gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Diện tích bình quân 1 KCN đạt khoảng 207 héc ta. Hiện số KCN đang hoạt động là 81/135 KCN, tỉ lệ diện tích cho thuê trong các KCN đạt bình quân 52%. Tính đến nay, đã có khoảng 4600 dự án đầu tư tại các KCN, trong đó số dự án đầu tư có vốn nước ngoài là 2200 dự án với tổng số vốn khoảng 17,7 tỉ USD; số dự án trong nước là 2400 dự án với tổng vốn đầu tư 116000 tỷ đồng. Tổng số lao động trực tiếp đang làm việc trong các KCN có trên 1 triệu người, và có hàng triệu lao động gián tiếp liên quan đến sự hoạt động của các KCN (cung ứng nguyên liệu, gia công dịch vụ…) (theo hanoimoi).

KCN là một công cụ hiệu quả cho sự phát triển công nghiệp – giảm chi phí xây dựng cơ sỡ hạ tầng và khuyến khích các hoạt động kinh tế của khu vực – các KCN đem lại nhiều lợi ích cho cộng đồng. Song chúng cũng gây ra các vấn đề về môi trường, sức khỏe và an toàn. Hiện nay, hầu hết các KCN công nghiệp được quy hoạch và vận hành đều quan tâm rất ít đến môi trường, do vậy đang dần phá huỷ nghiêm trọng môi truờng tại nhiều khu vực. Các vấn đề chính về môi trường có liên quan đến KCN là phá hủy môi trường sống, làm mất đa dạng sinh học, gây ô nhiễm không khí, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn và phóng xạ, chất độc hóa học, ô nhiễm đất, tai nạn công nghiệp, tràn dầu và hóa chất, thay đổi khí hậu toàn cầu, v.v…

Tác động môi trường của KCN phát sinh từ hai giai đoạn riêng biệt: giai đoạn quy hoạch và giai đoạn hoạt động. Khi quy hoạch KCN, các nhà quy hoạch thường chỉ xem xét việc sử dụng đất và phát triển từ quan điểm thuần về tiếp thị và kỹ thuật. Với cách làm này, vấn đề chi phí – hiệu quả là tiêu chuẩn quan troing nhất, các nguồn tài nguyên quý giá thường bị bỏ qua. Trong giai đoạn hoạt động, việc tập trung các nhà máy công nghiệp không được quản lý tốt chính là nguồn gây ô nhiễm không khí và nươc thải tầm trọng cũng như gây tắc ngẽn giao thông, ô nhiễm tiếng ồn, gây tai nạn công nghiệp, v.v… Theo thực tế cho thấy khi các nhà máy tập trung ở số lượng hàng chục đến hàng trăm các cơ sở nhỏ, vừa và lớn có thể tạo nên ảnh hưởng tích tụ nghiêm trọng từ nhiều nguồn ô nhiễm đến không khí, nước và cả đất. Không những thế, nếu nhiều nhà máy sử dụng hóa chất nằm gần nhau, những hóa chất nguy hại có thể tương tác trộn lẫn gây ảnh hưởng tích tụ hay cộng sinh đến môi trường tự nhiên của khu vực và cộng đồng lân cận.

Các vấn đề về môi trường nước trong các  KCN  ở Việt Nam

Sự ra đời và hoạt động của các KCN gắn liền với việc tiêu thụ một lượng nước và thải ra môi trường lượng nước thải rất lớn có mức độ ô nhiễm cao. Tuy nhiên, cho đến nay phần lớn các KCN ở nước ta đều chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung hoàn chỉnh và vận hành đúng quy trình, chỉ có một số ít KCN có trạm xử lý nước thải tập trung như: KCN Loteco (Đồng Nai), KCN Biên Hòa (Đồng Nai), KCN Nomura (Hải Phòng), KCN Nội Bài (Hải Phòng) và KCN Tân Tạo (TP. Hồ Chí Minh). Hầu hết nước thải của các nhà máy, xí nghiệp trong các KCN đều chưa được xử lý đúng mức trước khi thải ra môi trường xung quanh hoặc thải vào mạng lưới thoát nước chung. Kết quả là tải lượng ô nhiễm trên hệ thống các nguồn tiếp nhận ngày một gia tăng do khả năng tự làm sạch của nguồn có giới hạn. Do vậy nguồn nước trên các sông rạch xung quanh hoạt động của những KCN có dấu hiệu ô nhiễm và một vài kênh rạch đã bị ô nhiễm nặng, không còn đảm bảo cho bất cứ mục đích sử dụng nào.

Một điều dễ dàng nhận thấy là các KCN tập trung đa số đều nằm gần các tuyến sông rạch và tất nhiên hệ thống sông rạch đó chính là nguồn tiếp nhận nước thải trực tiếp. Và khi các KCN hình thành thì các chất thải của các nhà máy, xí nghiệp trực tiếp đổ ra sông rạch, làm cho nguồn nước sông rạch ô nhiễm tầm trọng. Một ví dụ điển hình như sự tập trung số lượng lớn các KCN tập trung nằm dọc theo hệ thống lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai, làm cho chất lượng nước sông ở đây ô nhiễm tầm trọng (các kết quả tính toán cho thấy hiện tại các KCN hằng ngày thải vào hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai khoảng 130000m3 nước thải, trong đó có khoảng 23,2 tấn cặn lơ lửng (SS), 19,4 tấn BOD5, 41,3 tấn COD, 7,5 tấn Nitơ, 1 tấn Phospho và nhiều kim loại nặng cùng các chất độc hại khác, theo các tài liệu quy hoạch phát triển, dự báo vào năm 2010, các con số nói trên tương ứng sẽ là 1542000 m3 nước thải/ngày đêm, trong đó có khoảng 278 tấn cặn lơ lửng, 231 tấn BOD5, 493 tấn COD, 89 tấn Nitơ, 12 tấn Phospho, v.v… (Triết và cộng sự, 2000).

Từ đó, có thể kết luận rằng tương lai phát triển các KCN tập trung dẫn tới tổng lượng nước thải từ các KCN tăng lên rất nhiều lần so với tải lượng ô nhiễm khổng lồ, vượt quá khả năng tự làm sạch của nguồn, hủy hoại môi trường nước mặt tự nhiên. Do đó, nếu không áp dụng các phương án khống chế ô nhiễm thích hợp và hiệu quả thì các chất thải phát sinh sẽ gây tác động nghiêm trọng tới môi trường và sức khỏe nhân dân trong khu vực.

Thành phần & Tính chất nước thải điển hình

Bảng thông số ô nhiễm chi tiết theo bảng sau:

Bảng 1:

 

 STT

 THÔNG SỐ Ô NHIỄM

 ĐƠN VỊ

 GIÁ TRỊ

1

pH

-

6-9

2

BOD5

Mg/L

400

3

COD

Mg/L

600

4

SS

Mg/L

400

5

Clo dư

Mg/L

2

6

Chì

Mg/L

0.5

7

Crom (VI)

Mg/L

0.1

8

Crom (III)

Mg/L

1

9

Dầu mỡ động thực vật

Mg/L

30

10

Tổng Nitơ

Mg/L

60

11

Tổng photpho

Mg/L

20

12

Coliform

MPN/100ml

10000

(Nguồn: Kết quả phân tích nước thải đầu vào hệ thống xử lý nước thải KCN Thạnh Đức – Long An)

 

Bảng 2:

 

 STT

 THÔNG SỐ Ô NHIỄM

 ĐƠN VỊ

 GIÁ TRỊ

1

pH

-

6-9

2

BOD5

Mg/L

500

3

COD

Mg/L

1000

4

SS

Mg/L

300

5

Tổng Nitơ

Mg/L

60

6

Coliform

MPN/100ml

12000

  (Nguồn: Kết quả phân tích nước thải đầu vào KCN Phú Bài – Thừa Thiên Huế)

 

Bảng 3:

 

 STT

 THÔNG SỐ Ô NHIỄM

 ĐƠN VỊ

 GIÁ TRỊ

1

pH

-

6-9

2

BOD5

Mg/L

80

3

COD

Mg/L

250

4

SS

Mg/L

600

5

Clo dư

Mg/L

0.02

6

Chì

Mg/L

0.5

7

Crom (VI)

Mg/L

0.1

8

Crom (III)

Mg/L

2

9

Dầu mỡ động thực vật

Mg/L

2

10

Tổng Nitơ

Mg/L

60

11

Tổng photpho

Mg/L

10

12

Coliform

MPN/100ml

 3.7x107

(Nguồn: Nước thải đầu vào hệ thống xử lý nước thải Khu Công Nghệ Cao, Quận 9, Tp.HCM)

Nhận xét: Nước thải của các KCN có thành phần, tính chất và mức độ ô nhiễm khác nhau do đặc thù hoạt động của các nhà máy, ngành nghề hoạt động trong KCN, tuy nhiên chúng có đặc điểm chung đó là các thông số ô nhiễm đều vượt quá tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (QCVN 40:2011/BTNMT). Với lưu lượng xả thải lớn, nước thải KCN nếu không xử lý sẽ gây nguy hại đến môi trường, Vì thế việc xử lý nước thải KCN là một việc làm cần thiết, cần sự quan tâm đúng mực của các doanh nghiệp cũng như sự quản lý chặt chẽ của cơ quan chức năng trong việc bảo vệ môi trường

Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý

Với mục tiêu xây dựng hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh nhằm xử lý các chất ô nhiễm có trong nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường QCVN 40:2011/BTNMT - cột A., vừa đảo bảo tính mỹ quan so với các công trình xung quanh, tránh quá trình phát sinh mùi hôi trong quá trình xử lý, Vì vậy việc lựa chọn công nghệ vừa đảm bảo nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn, vừa tiết kiệm chi phí đầu tư cũng như chi phí vận hành là những tiêu chí hàng đầu để lựa chọn công nghệ xử lý.

Dựa vào số liệu về lưu lượng, nồng độ ô nhiễm các chất có trong nước thải, và dựa vào những hệ thống tương tự mà chúng tôi đã thực hiện thành công, công nghệ xử lý do THAI DUONG.ECC lựa chọn là công nghệ xử lý nước thải tiên tiến hiện nay, công nghệ hóa lý kết hợp công nghệ sinh học giá thể vi sinh là phương án tối ưu, vừa giải quyết triệt để các chất ô nhiễm trong nước thải, vừa có giá thành hợp lý, vận hành đơn giản.


SƠ ĐỒ KHỐI DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ

Sơ đồ khối công nghệ xử lý nước thải KCN


 

Các tin khác